-
MỘT SỐ MÔ HÌNH THÚC ĐẨY VĂN HÓA ĐỌC VÀ VIẾT
Tôi muốn bó hẹp hơn cái phạm vi đề cập. “ Văn” thì rộng lắm, nhưng gắn với những gì thể hiện ở wapsite : viettruyen.vn, truyennganhay.net, nhungtruyennganhay,... xin mạn phép bàn về TRUYỆN NGẮN. Bài viết này có sự tham khảo từ nhiều ngồn khác nhau: mạng internet, sách, báo, …và những gì tôi đã học, gắn với suy nghĩ cá nhân và quan niệm của bản thân.
Câu hỏi đầu tiên của chúng ta là: tại sao ta bỏ công tìm đọc truyện nói chung, và truyện ngắn nói riêng? Câu trả lời cũng đơn giản: để giải trí và hiểu biết hơn!
Từ hồi có ngôn ngữ, loài người đã thích thú khi theo dõi và tham dự những cuộc phiêu lưu tưởng tượng của những con người tưởng tượng và họ thấy thỏa mãn nhất ở những tác phẩm hư cấu, trong đó có truyện ngắn. Một số truyện ngắn khiến bạn thích thú khi đọc, nhưng thực ra lắm khi chúng chỉ là loại truyện giải trí, thuần túy để thời gian qua mau hơn, giúp ta tạm quên thực tại và những rắc rối nhức đầu. Một số truyện ngắn khác thì đem lại nhiều hơn thay vì chỉ đơn thuần giải trí. Chúng giúp ta nhìn sâu hơn vào khía cạnh nào đó của bản chất con người hay cuộc sinh tồn này, buộc ta phải suy nghĩ lại, dánh giá lại những điều ta đã (tưởng rằng) biết hoặc cho rằng đúng. Chúng không cho bạn chạy trốn thực tại, mà phải lao sâu hơn vào thực tại để tìm hiểu ý nghĩa của nó. Ta có thể tạm gọi đó là loại truyện lí giải. Tuy nhiên, thật khó vạch một biên giới rõ rệt cho hai loại truyện này. Chúng như hai chùm sáng ở hai cực rọi vào chúng ta- những người ở giữa. Có chỗ chỉ nhận được một luồng sáng, nhưng cũng có chỗ hai luồng sáng ấy giao thoa. Nhưng sự phân biệt như thế, tuy còn mơ hồ, lại giúp ta nhìn ra hai vấn đề:
I- Có hai loại độc giả. Loại thứ nhất gồm những người cả đời chỉ thích loại truyện giải trí, có thể họ đã tìm đọc loại truyện lí giải nhưng rồi đã từ bỏ nó. Loại thứ nhì là độc giả có kinh nghiệm hơn, họ không chê bỏ truyện giải trí, nhưng họ luôn muốn tìm đọc loại truyện lí giải, vì chúng đem lại hiểu biết và kiến quan mới mẻ hơn.
II- Để thưởng thức truyện ngắn, ta không hề đơn thuần dựa vào tiêu chuẩn “ đọc thấy thích”, vì như thế ta rất dễ rơi vào loại truyện giải trí. Muốn thưởng thức loại truyện lí giải, ta cần một số kiến thức cơ bản về KĨ THUẬT TRUYỆN NGẮN ( khoan bàn tới triết lí truyện ngắn), tựa như kiến thức tối thiểu cần có để xem được hội họa trừu tượng, nghe nhạc giao hưởng hay xem vũ ballet.
Loại truyện lí giải thường không thể đọc nhanh được. Nó đòi ta đọc đi đọc lại. Thậm chí một tiêu chuẩn cho truyện ngắn hay là ở chỗ nó buộc ta đọc nhiều lần mới thưởng thức được. Đọc xong một truyện ngắn lần đầu thì mới chỉ là bước khởi sự. bạn cần suy nghĩ và đọc lại cho đến khi nhìn ra được nhiều điều hơn là “ diễn biến cốt truyện”, hiểu ra những ý nghĩa tế vi mà tác giả muốn trình bày, vì ở mỗi truyện ngắn, tác giả luôn muốn nói điều gì đó, nhận xét cái gì đó, và họ chọn thể loại truyện ngắn vì họ thấy nó thích hợp nhất cho việc diễn đạt những điều họ có trong đầu.
Đó là những hình dung ban đầu mà tôi muốn chia sẻ với các bạn. Chắc hẳn có không ít bạn đang mang trong mình những thắc mắc khi đọc những dòng chữ này: rằng nguyên cớ nào khiến tôi- tuy không nhiều thời giản rảnh rỗi, nhưng lại bỏ công sưu tầm và phát biểu suy nghĩ cá nhân về chủ đề này, hơn nữa lại đem chia sẻ nó ở trên một trang wap mới, có thể nói là chưa mang tính chuyên nghiệp, chuyên sâu về văn học như viettruyen.vn hoặc cayviettre.com. Câu trả lời đơn giản rằng: là vì tôi nhậ thấy nhiều điều, nhiều ý nghĩa lớn lao từ sự ra đời của những trang wap chưa chuyên sâu như thế!
Hẳn ai cũng biết và thừa nhận: sự bùng nổ công nghệ thông tin đại chúng, công nghệ nghe nhìn trong thời đại ngày nay khiến phần đa công chúng, đặc biệt là giới trẻ, cảm thấy phân vân khi đứng trước nhiều lựa chọn khác nhau khi tiếp cận đời sống và để giải trí. Người ta hay nói nhiều về văn hóa đọc sách với mối lo lắng thị phần đang dần với đi của các nhà xuất bản, nhà sách- khi cạnh tranh với các phương thức truyền đạt thông tin khác ( truyền hình, vô tuyến, internet…). Vô vàn ý kiến được đưa ra, nhưng trên bình diện các nhà khoa học, các học giả, và bản thân tôi, thì có thể khẳng định chắc nịch rằng: sách văn học, văn học, những tác phẩm văn chương sẽ phát triển mạnh mẽ theo biểu đồ đi lên!
Sự phát triển đa dạng của các loại hình giải trí, thông tin kéo theo tính đa dạng trong cách thức tiếp cận của văn học đến với độc giả, khán giả. Văn học liên kết mạng mẽ và khăng khít đến các loại hình nghệ thuật đang tồn tại song song như hội họa, âm nhạc, điện ảnh… Trong họa có văn, thơ được phổ nhạc, truyện ngắn, tiểu thuyết chuyển thể thành kịch bản sân khấu, kịch bản phim…
Bên cạnh các hình thức xuất bản truyền thống như báo in, sách, ngày nay, cùng với các thiết bị hiện đại, văn học được phát thanh qua radio, đặc biệt kể từ khi xuất hiện internet, văn học được phổ rộng hơn bao giờ, thuật ngữ “ văn học mạng” ra đời, chỉ những tác phẩm hình thành và đến với công chúng từ thứ công nghệ hiện đại gắn kết mọi người trên khắp hành tinh này!
Thế nhưng, một vấn đề đặt ra là: làm sao để khiến độc giả - nhất là giới trẻ hiện nay tìm đến sách và dành niềm yêu với văn học, chịu bỏ ra khoảng thời gian tương đối để đọc sách, đọc truyện văn học, thay vì đi chơi shopping đi vũ trường hay chơi game, chat chit…???
Câu hỏi này không của riêng ai, nhưng tôi muốn nhìn nó trên bình diện: có những đóng góp không nhỏ trong việc gây dựng và chia sẻ niềm yêu đọc, yêu viết, mà gần đây, một số wapsite không chuyên thành lập, đã và đang làm được điều đó. Viettruyen.vn là một ví dụ!
Khoan hãy bàn tới chất lượng. Chúng ta ai cũng hiểu: cái gì cũng cần một quá trình. Một đứa trẻ sơ sinh không thể bắt nó đứng dậy và chạy một vòng trước mắt bố mẹ được! Nhưng sự dìu dắt, hướng dẫn của bố mẹ, để đứa trẻ dần đứng được, chạy được, lại là điều mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Người viết văn, trước hết phải là người yêu văn, đọc văn , sau mới đến muốn viết , học cách viết và viết được. Thực tế cho thấy: nhiều trang wap chuyên sâu giành cho lĩnh vực văn chương chỉ mang tính “ trưng bày sản phẩm” mà chưa quan tâm sát sao đến vấn đề “ tuyển nhân công, đào tạo nhân công” cho những sản phẩm đó. Tòa soạn nhận được hàng nghìn bài viết mỗi ngày từ các nơi đổ về, ban biên tập sẽ làm nhiệm vụ chọn lọc, dựa trên những tiêu chuẩn ( tiêu chuẩn và sở thích của mỗi người biên tập cũng không giống hoàn toàn nhau), và những tác phẩm được chọn để “ trưng bày” phần đa là của các tên tuổi đã thành danh hoặc những người đã có khả năng viết. Không thể phủ nhận rằng trong loạt bài bị đào thải vì “ kém chất lượng”, có những bài có những biểu hiện “lóe sáng” ở một vài chỗ, dĩ nhiên, nó chưa hoản chỉnh, chưa toàn vẹn một cách tương đối, đủ để đem trưng bày, nhưng nhiều khi, nó manh nha dấu hiệu của một khả năng, một luồng sinh khí mới! Dĩ nhiên bài bỏ đi sẽ biệt tăm tích, do đó vô tình tác giả không thấy hồi âm sinh nhụt chí, sinh tự ti vì nghĩ mình không có khả năng viết! Đó là một cách “bỏ sót” vô cùng đáng tiếc và đáng trách. Một ý nghĩ manh nha trong tôi rằng: giá như người biên tập có thể bớt chút thời gian để ghi vài dòng hồi âm, chỉ bảo, mang tính dìu dắt, thì tốt biết mấy! Chẳng những “ giữ chân” được người viết tiếp tục viết, mà biết đâu, qua quá trình viết, đọc, học hỏi chúng ta lại bất ngờ về chính người đó!
Những wap chuyên sâu là sân chơi của người viết chuyên nghiệp là chủ yếu, vô tình tạo khoảng cách giữa những người cầm bút và có ý cầm bút. Có những bạn trẻ viết rất nhiều, nhưng chưa một lần giám click gửi tới tòa soạn nào vì trong đầu luôn mang một hình dung mơ hồ vê cái gọi là biết viết với không biết viết! Họ luôn nghĩ để in báo được phải là những tác phẩm hay , hoàn chỉnh như thế nào kia!
Chỉ đơn cử một ví dụ vậy thôi. Ý của tôi là: vai trò của người biên tập văn học hết sức quan trọng, cũng như cái cách mà những cây bút viết được đối xử với đại đa số người yêu viết, thích viết, thử viết ….ra sao.
Trở lại với viettruyen.vn, trong thời gian ngắn hình thành, có tới hàng nghìn nick đã được lập. Thành phần member cũng không cố định ở một vùng miền, mà trải dài từ Nam ra Bắc. Tuy phần lớn member đang ở độ tuổi đi học, còn đang trên giảng đường hoặc trường lớp, nhưng ngẫm ra, đây là một bộ phận chủ yếu mà chúng ta cần gieo niềm yêu và viết, từ đó hình thành cộng đồng đọc giả và tác giả!
Chủ quan mà đánh giá thì qua những gì thể hiện trong lần thi viết truyện thứ nhất của page, xuất hiện nhiều những bạn trẻ có khả năng viết, và còn phát triển được nếu chuyên tâm chăm chút tới hoạt động này. Nhìn thấy rõ một quá trình mang tính quy luật rằng: những tác phẩm đầu tay của các bạn được viết ra từ những rung động chân thành, một khát khao được bày tỏ mình trước đám đông, đôi khi giọng văn bước đầu mới dừng lại ở mức “ bắt chước” hay na ná những tác giả đi trước- mà có thể trong quá trình đọc, dù vô thức nhưng vô tình các bạn bị ảnh hưởng. Có thể các bạn chưa ý thức rõ ràng rành mạch điều mà mình sẽ trình bày trong tác phẩm, hoặc chưa có sự chọn lựa giữa nhiều ngôi kể, cách bố cục, sắp xếp chi tiết… nhưng nhiều tác phẩm cho thấy một triển vọng, khiến chúng ta hi vọng. Nhiều tác phẩm cho thấy sự đau đáu dồn nén khôn nguôi, viết ra khi đã “chín” cảm xúc, nhiều tác phẩm lại cho thấy cách tư duy, tìm tòi khá mới lạ…
Một người viết, muốn phát triển phải nhờ vào nhiều yếu tố. Chủ quan tôi cho rằng có đến 60% nhờ vào sự đọc và trải nghiệm học hỏi, 20% năng khiếu , 10 % nhạy bén và 10% trí thông minh (tư duy). Nhưng trước tiên, hãy cứ là yêu văn và đọc văn cái đã!
*
Nhìn vào không khí trên viettruyen hôm nay, đột nhiên tôi chạnh lòng, vui mừng mà lan man một vài dòng vậy. Sự thực là cái cảm giác những con người trẻ, rất trẻ kia đang ngày ngày hăng say, viết , đọc, chia sẻ cho nhau những con chữ một cách chân thành, khiến tôi ngập tràn hi vọng. Các bạn đã không chỉ còn là viết những bài blog, lưu bút tâm sự vụn vặt thông thường, mà rõ ràng đang có sự nâng cao hơn trong cách thức diễn đạt ý tưởng!
Không nhiều những trang wap lấy chủ đề về viết lách làm được điều đó!...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét