( Bình truyện ) KHO BÁU KHÔNG THỂ MỞ
Thời gian cứ trôi đi và bốn mùa luôn luôn chuyển. Con người chỉ một lần xuất hiện trên thế gian và cũng chỉ một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là nghệ thuật, là tình người thì sẽ trường tồn mãi mãi. Tình người, dạng thức biểu hiện cao nhất, ấy chính là yêu thương. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình yêu chính là điểm đồng quy giữa muôn vàn đường thẳng- đường thẳng là tất cả những thứ còn lại, hiện hữu giữa vũ trụ bao la này. Trong “ Kho báu không thể mở”, tôi bắt gặp thứ tình yêu như thế. Truyện ngắn gọn súc tích mà gieo vào lòng tôi nỗi xốn xang vô hạn, những giọt nước mắt nhẹ rơi một buổi sớm cuối thu se lạnh, cho lòng ấm lại…
Không khó để tóm tắt cốt truyện trong một vài câu. Một người mẹ chịu sự bất hạnh trớ trêu của số phận- sau vụ tai nạn, tuy bảo toàn mạng sống nhưng lại bị cướp đi hình dạng ban đầu của khuôn mặt. Lúc trước, người phụ nữ ấy tuy không đẹp nhưng “ chẳng đến nỗi nào”. Chị sống trong nỗi mặc cảm tự ti khép mình với mọi người, và đau đớn khi nghĩ mình bị người chồng bỏ rơi vì vẻ ngoài biến dạng. Ông Mão “ gù” đem lòng yêu thương chị, muốn cưới chị làm vợ. Họ tương đồng cảnh ngộ, hạnh phúc của những thân phận chịu sự bạc đãi của số phận. Đám cưới gảin dị diễn ra, chị - sau nỗ lực làm mai mối của người con trai ( nhân vật xưng tôi), đã chấp nhận đi thêm bước nữa. Trớ trêu là sự trở về đột ngột của người chồng, và mọi sự sáng tỏ. “Hóa ra ngày ấy, thấy mẹ tôi lần nào soi gương xong cũng khóc nức nở, giận hờn vô cớ, bóng gió ghen tuông. Ba tôi vừa thương vừa giận nên đã lẳng lặng ra đi với quyết tâm kiếm đủ tiền về đưa mẹ tôi đi phẫu thuật thẩm mỹ, phục hồi lại khuôn mặt như xưa. 16 năm trời, ba lưu lạc trên Tây Nguyên, mới đầu thì làm thuê làm mướn, sau tích cóp được tiền mua rẫy, mua nương trồng cà phê. Một thân một mình trụ lại cái nơi đồi núi trập trùng heo hút ấy, đêm nằm nghe tiếng mưa rơi gió rít, nhớ vợ con, họhàng, quê hương, làng xóm chỉ muốn bỏ về ngay lập tức nhưng nghĩ đến quyết tâm trước lúc ra đi, ba lại thôi. Vất vả ngần ấy năm trời, bây giờ mới được một món tiền quay về thực hiện ý định năm xưa, thì đã muộn.”
Một cái kết giản dị, giản dị như chính cái lối hành văn thủ thỉ xuyên từ đầu đến cuối truyện. Nhưng đó lại là một cái cốt tuyệt vời, thấm đẫm nhân văn.
Thường thì tôi có thói quen đọc kĩ đoạn đầu truyện, nhiều khi truyện có níu giữ được sự ham muốn đọc đến các phần sau trong tôi không, phụ thuộc nhiều vào cái cảm giác có được khi tiếp xúc với những con chữ đóng vai trò khai mở này. “ Kho báu không thể mở” hoàn thành tốt cong việc gây dựng sự hưng phấn và tò mò trong tôi, rất có thể với không ít độc gỉa khác nữa. Văn rất thoáng, rất tự nhiên. “Tôi gọi mẹ là mẹ Đẹp. Ban đầu nghe tôi gọi vậy, hàng xóm láng giềng bụm miệng cười khúc khích, còn mẹ ngại ngần cúi mặt, chẳng nói năng gì. Lâu dần, gọi nhiều thành quen, mọi người cũng chẳng ai buồn cười vì cái tên ấy nữa”
Trong thi pháp truyện ngắn, Đoạn khơi mào bao giờ cũng rất quan trọng, nó quyết định không nhỏ cho thành công toàn truyện. Ngoài cái lí do lôi cuốn được độc gải hay không, nó còn chi phối giọng văn mà tác giả sẽ định hình tâm thế theo dõi cho người đọc. Nôm na nó cũng giống với Tone trong âm nhạc, người ca sĩ , với mỗi bài hát, khi bắt đầu cất giọng, phải vào được đúng “ tone” nhạc, nếu không sẽ rất khó có thể thất bại trong việc thể hiện những nốt cao, nhưng đoạn luyến láy, cao trào…
Đấy là yêu cầu định mức với những truyện ngắn “ đứng được”. Còn nếu để gọi là truyện ngắn hay, thì đoạn mở đầu có khi ẩn chứa rất nhiều kìm nén, nó đạt mức hàm súc theo kiểu tác giả lựa chọn được những phương án điển hình- giữa nhiều phương án xuất hiện cùng lúc trong tâm trí. Đoạn mở đầu có khi toát lên được cái không khí, âm hưởng của toàn truyện, có khả năng gieo vào độc giả những băn khoăn và hình dung sơ khai cho những gì mình sắp đọc tiếp theo. Ví như trong “ Rừng Xà Nu”, chỉ một câu đầu truyện “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc”, mà Nguyễn Trung Thành đã kéo được độc giả tới một không gian có thể là hoàn toàn xa lạ hoặc ấn tượng đặc biệt. “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc”, 9 từ súc tích mà vừa gợi được cái không khí chiến tranh khốc liệt, nghẹt thở, vừa gợi được cái thế oanh liệt của “ làng”, khiến độc giả hình dung ngay đến sự đương đầu sinh tử, anh dũng…
Thì đấy, “Tôi gọi mẹ là mẹ Đẹp”, cách mở đầu tự nhiên và khiến tôi băn khoăn. Có sự bất thường trong câu chữ: một người con mà lại gọi mẹ mình bằng một tên khác- không phải tên khai sinh ( vả lại cũng không có đứa con nào giám lấy tên khai sinh để gọi mẹ) . Thêm vào nữa, bản than ý nghĩa cái tên “ mẹ Đẹp” cũng gợi trí tò mò. “ Đẹp” là một tính từ, từ điển Việt Nam chỉ duy nghĩa đẹp, trái nghĩa với xấu, không phải từ đa nghĩa. Vậy là có vấn đề rồi!
Và đúng là tác gải dùng với nghĩa ấy thật! Tương quan nổi lên, ấy thực ra là một nỗi bất hạnh của nhân vật! “Mẹ Đẹp xấu lắm, xấu nhất làng, cũng có khi là nhất huyện, nhất tỉnh. Ngày xưa, nghe nói mẹ Đẹp cũng chẳng đến nỗi nào. Chỉ từ khi va phải chiếc xe tải mới ra nông nổi thế. Phần đầu bị thương nặng, tuy thoát chết nhưng khuôn mặt đã biến dạng một nửa. Cũng trong giờ phút thập tử nhất sinh ấy, bằng một sức mạnh phi thường, mẹ Đẹp đã sinh hạ tôi, khỏe mạnh, kháu khỉnh, dù cái thai chưa đầy 9 tháng…”
Có sự “ cài cắm chi tiết” trong đoạn văn trên. Cảnh huống người mẹ bị tai nạn, trong gaiay phút sinh tử lại đã sinh hạ được cậu con trai “ dù cái thai chưa đầy 9 tháng” đủ gây cho người đọc sự ấn tượng, để rồi băn khoăn. Thế ra luật bù trừ luôn hiện hữu trong cuộc đời này! Người ta thường nói “ Ông trời không cho ai tất cả, nhưng cũng không hoàn toàn để người ta chịu thiệt thòi”. Cái giây phút người mẹ bị cướp đi nhan sắc, cũng là giây phút cậu con trai “ khỏe mạnh, kháu khỉnh” chào đời. Ấy là niềm an ủi, hoặc đền đáp. Và khi để nhân vật xưng tôi kể lại câu chuyện này, thì đó đã thành niềm tự hào lớn lao đối với người mẹ rồi!- Một người con đẹp cả về ngoại hình và tính nết, một người con có hiếu!
Bất hạnh lớn nhất của con người, là sinh ra mà không được sống theo cách của con người. Bất hạnh lớn nhất của người phụ nữ, là không có nhan sắc, hoặc bị cướp đi nhan sắc, không được chồng yêu thương! Thấu hiểu nỗi đau ấy, nhân vật xưng tôi đã kể về mẹ mình bằng tất cả sự ngậm ngùi. “Sau tai nạn khủng khiếp đó, ba tôi cũng bỏ đi luôn. Từ đó đến nay chẳng có tin tức gì. Họ hàng bên nội ngoảnh mặt làm ngơ, chẳng đoái hoài đến mẹ con tôi, dù chỉ là đôi lời thăm hỏi. Hai mẹ con chỉ còn biết nương tựa vào nhau mà sống.”
Nhưng cuộc đời, còn có biết bao nhiêu con người chịu sự bất hạnh khác: “Gần nhà tôi có ông Mão “gù” ế vợ. Ông là cán bộ xã, gia đình cũng có của ăn của để, tính tình thuộc vào hàng tử tế, có giáo dục nhưng phải cái thân hình trông khó coi nên chẳng có cô nào muốn về làm vợ.” Thế đấy, ngoại hình chi phối nhiều lắm đến việc gây dựng cảm tình giữa những cá thể sống. bất kì loài nào cũng vậy. Nhiều khi, ngoại hình trở thành độc tôn trong việc chọn lựa bạn tình. Vấn đề này thuộc về cảm giác! Mà cảm giác thì, sức chi phối cảu nó dường như trở thành toàn năng! Không ai đang buồn mà bắt mình thôi buồn được. CŨng như cái cảm giác yêu ghét giữa các cá thể, tôi không thích cô ấy, thì dù cô ấy có yêu tôi đến thế nào, có hi sinh vì tôi cỡ nào, tôi cũng không thể ép mình yêu lại cô ấy được, xét trên bình diện tình cảm tòn tại thực sự trong trái tim…
Họ đến với nhau. “Mới đầu, mẹ Đẹp nhất quyết không đồng ý, cứ khóc mãi, lại còn cấm cửa không thèm tiếp”. Người phụ nữ mang vẻ đẹp cổ điển là vậy, họ sắt son, chung thủy với tình yêu của mình. Viết ra những điều này, lại them lần nữa ta thấy, ngòi bút của tác giả hết sức tinh tế và “ chu đáo” !
Bi kịch đẩy đến cao trào khi đột ngột người cha trở về. Đó là mọt người đàn ông “ cao lớn, vạm vỡ, khuôn mặt toát lên vẻ đẹp lạnh lùng đầy nam tính” – trái ngược hoàn toàn với ngoại hình của ông Mão “ gù”, người mà nhân vật “ mẹ” lựa chọn để đi thêm bước nữa.
“ Tối hôm ấy, tôi và ba trải chiếu trước thềm, uống rượu tới khuya. Có bao nhiêu chuyện lớn bé trong cái cuộc đời 18 năm của tôi đều lôi ra kể hết với ba. Chuyện đi chơi bị lạc, chuyện ở lại lớp, chuyện đánh nhau, chuyện tán gái, cả chuyện bị ong đốt, bị chó cắn… tôi đều khoe với ba. Ba hỏi: “Thế bây giờ con thích gì nhất?”. Không hiểu sao, nghĩ một hồi, tôi lại cười hề hề bảo: “Bây giờ con chỉ thích được đẹp trai như ba thôi!”. Ba ngửa cổ cười sảng khoái, nhưng trong ánh đèn lờ mờ tôi lại thấy mắt ba có vẻ long lanh. Hình như ba khóc, khóc thật. Chẳng lẽ vì rượu hay vì mẹ tôi? Ba khóc mỗi lúc một to hơn. Mới đầu chỉ sụt sịt như sổ mũi, rồi thút thít, rồi ba khóc hu hu như trẻ con...”
Tôi đọc đoạn văn ấy ít nhất ba lần! Bởi nó đã đạt đến độ sâu sắc- sự sâu sắc toát lên qua giọng lể rất đỗi tự nhiên, giản dị, nghe qua có vẻ không có nghệ thuật gì! Một diễn biến tâm lí tinh tế và chuẩn mực. Từ cái cách người con sun xoe khi lâu ngày đượ gặp lại cha, và cái ước muốn dường như đã thành ám ảnh suốt từ đầu truyện “ bây giờ con chỉ thích được đẹp trai như ba thôi”. Chao ôi, cái ước muốn cháy bỏng của bao người đàn ông may mắn hoặc bất đắc dĩ có mặt trên cõi đời! Cái ước muốn nảy sinh ắt hẳn phải được lựa chọn giữa nhiều ước muốn, vì nhân vật tôi đã thổ lộ nó sau khi “ nghĩ một hồi”. Đến đoạn tài tình : “Ba ngửa cổ cười sảng khoái, nhưng trong ánh đèn lờ mờ tôi lại thấy mắt ba có vẻ long lanh. Hình như ba khóc, khóc thật. Chẳng lẽ vì rượu hay vì mẹ tôi? Ba khóc mỗi lúc một to hơn. Mới đầu chỉ sụt sịt như sổ mũi, rồi thút thít, rồi ba khóc hu hu như trẻ con...” Chao ôi, “ cách khóc” của một người đàn ông! Người cha “ ngửa cổ cười sảng khoái”, ngửa cổ để những giọt nước mắt không rơi, cười lớn để ngăn tiếng khóc đang trực ào qua khe họng ! Nó vụng về quá, đàn ông quá! Làm sao mà ngăn được! Nỗi đau quả thực quá lớn, nó đã trào ra rồi ! “Ba khóc mỗi lúc một to hơn. Mới đầu chỉ sụt sịt như sổ mũi, rồi thút thít, rồi ba khóc hu hu như trẻ con..”. Sự tăng cấp cửa con chữ, gợi sự tăng cấp của hành động, trạng thái tâm lí. Lại là một điển hình tâm lí! CHỉ trong tình yêu, người đàn ông rắn rỏi mới trở thành con trẻ!
“Hóa ra ngày ấy, thấy mẹ tôi lần nào soi gương xong cũng khóc nức nở, giận hờn vô cớ, bóng gió ghen tuông. Ba tôi vừa thương vừa giận nên đã lẳng lặng ra đi với quyết tâm kiếm đủ tiền về đưa mẹ tôi đi phẫu thuật thẩm mỹ, phục hồi lại khuôn mặt như xưa. 16 năm trời, ba lưu lạc trên Tây Nguyên, mới đầu thì làm thuê làm mướn, sau tích cóp được tiền mua rẫy, mua nương trồng cà phê. Một thân một mình trụ lại cái nơi đồi núi trập trùng heo hút ấy, đêm nằm nghe tiếng mưa rơi gió rít, nhớ vợ con, họ hàng, quê hương, làng xóm chỉ muốn bỏ về ngay lập tức nhưng nghĩ đến quyết tâm trước lúc ra đi, ba lại thôi. Vất vả ngần ấy năm trời, bây giờ mới được một món tiền quay về thực hiện ý định năm xưa, thì đã muộn. Muốn mang lại hạnh phúc cho người mình yêu thương nhưng họ lại ra đi khi chưa kịp nhận lấy niềm yêu thương ấy. Cuộc đời thật trớ trêu!”
Đến lượt tôi khóc! Có những cái chết trở thành bất tử, có những sự ra đi để ở gần mãi mãi… Tôi khóc! Bởi chính tôi bắt gặp mình trong ấy, vẫn với sự ngỡ ngàng: con chữ giản đơn, sao ẩn chứa sức mạnh thần kì đến vậy!
“Ngay sáng sớm hôm sau, ba quyết định trở lại Tây Nguyên mà không gặp lại mẹ. Trước khi đi, ba dúi vào tay tôi chiếc thẻ ATM, bảo ở nhà đưa mẹ đi phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng đừng cho mẹ biết việc ba trở về. 18 tuổi, non nớt sự đời, tôi cũng chẳng biết nên nói với ba như thế nào, chỉ gạt nước mắt nghe theo từng lời ba dặn. Nhìn theo cái bóng cao lớn của ba khuất dần trong sương sớm, tôi thấy lòng trống trải vô cùng, một nỗi sầu đè nặng trong tim.”
Có thể nói, suốt từ mở đầu cho tới cuối, không một chi tiết nào thừa ra, không một con chữ nào vụng về, không một chi tiết nào vô nghĩa! Một sự ngưỡng mộ và than phục khơi lên trong tôi! Và cảm giác này đạt đến đỉnh cao khi đọc đến câu kết thúc truyện “Tay tôi xiết chặt cái thẻ ATM, gào lên trong nước mắt: “Bây giờ mẹ con không cần đẹp nữa đâu, ba ơi!”
“ Bây giờ mẹ con không cần đẹp nữa đâu, ba ơi!”
Thâm thúy quá! Cay đắng quá! Trớ trêu quá! Xúc động quá!
“Bây giờ mẹ con không cần đẹp nữa đâu, ba ơi!”, vì mẹ đang được một tình yêu chân thành dẫn bước, nơi ấy, không có sự tồn tại của vẻ đẹp ngoại hình, tình yêu được trả về thuần chất nguyên khôi , là chính nó! Vì “ con “ đã nhận ra, có một sự hiểu lầm quá lớn khi cả mẹ và ông bà ngoại đã nghĩ “ cha” là “ thằng khốn nạn, kẻ bạc tình”! Cha có rời xa vì mẹ xấu xí đâu! Có những cao thượng ẩn giấu sau sự im lặng. Có những hi sinh tiềm tàng sau nụ cười lạnh buốt!
Tác giả thành công tuyệt vời trong một truyện ngắn, nâng tầm bút lực và ghi dấu trong lòng tôi một sự ngưỡng mộ. Đây đó trong truyện, xuất hiện những câu rất hay, mang tầm triết lí: “Đã lâu lắm không thấy mẹ cười. Có lẽ bờ môi chằn chịt sẹo khiến cho nụ cười của mẹ trở nên khó khăn, vướng víu nên chưa kịp nở đã vội tàn…”, “Dù sao mỗi người cũng là một cuộc đời và thật tuyệt vời khi những cuộc đời này luôn cần được sống cho nhau”…
“ Kho báu không thể mở” là một truyện ngắn hay!...
Dưới đây là chỉnh thể truyện ngắn : KHO BÁU KHÔNG THỂ MỞ (Yun)
Tôi gọi mẹ là mẹ Đẹp. Ban đầu nghe tôi gọi vậy, hàng xóm láng giềng bụm miệng cười khúc khích, còn mẹ ngại ngần cúi mặt, chẳng nói năng gì. Lâu dần, gọi nhiều thành quen, mọi người cũng chẳng ai buồn cười vì cái tên ấy nữa.
Mẹ Đẹp xấu lắm, xấu nhất làng, cũng có khi là nhất huyện, nhất tỉnh. Ngày xưa, nghe nói mẹ Đẹp cũng chẳng đến nỗi nào. Chỉ từ khi va phải chiếc xe tải mới ra nông nổi thế. Phần đầu bị thương nặng, tuy thoát chết nhưng khuôn mặt đã biến dạng một nửa. Cũng trong giờ phút thập tử nhất sinh ấy, bằng một sức mạnh phi thường, mẹ Đẹp đã sinh hạ tôi, khỏe mạnh, kháu khỉnh, dù cái thai chưa đầy 9 tháng…
Sau tai nạn khủng khiếp đó, ba tôi cũng bỏ đi luôn. Từ đó đến nay chẳng có tin tức gì. Họ hàng bên nội ngoảnh mặt làm ngơ, chẳng đoái hoài đến mẹ con tôi, dù chỉ là đôi lời thăm hỏi. Hai mẹ con chỉ còn biết nương tựa vào nhau mà sống. Nhờ có tài may vá nên mẹ cũng có đồng ra đồng vào lo cho tôi ăn học tử tế. Lớn hơn một chút, tôi vừa đi học vừa phụ mẹ một số công việc ở tiệm may, cuộc sống của hai mẹ con cứ thế trôi đi một cách nhẹ nhàng. Tôi không bao giờ thắc mắc về ba như những đứa trẻ mồ côi khác. Thiên hạ vẫn biết ba tôi là ai, tôi có ảnh của ba, giấy khai sinh của tôi có tên ba và không có ông ấy, tôi vẫn sống rất vui vẻ bên mẹ Đẹp, thế là đủ.
Nói là không quan tâm nhưng đôi khi ba vẫn hiện về trong giấc mơ của tôi. Trong tấm ảnh cưới, ba mẹ thật đẹp đôi. Ba cao lớn, vạm vỡ, khuôn mặt toát lên vẻ đẹp lạnh lùng đầy nam tính. Giá như không có tai nạn đó, nhan sắc của mẹ Đẹp không bị hủy hoại, có lẽ bây giờ tôi đã có thêm vài đứa em và sống trong một gia đình đông vui, đầm ấm.. Mỗi khi giật mình nghe tiếng thổn thức bị kìm nén của mẹ trong đêm khuya, tôi lại nghĩ đến ba với hàng trăm câu hỏi. Ông bà ngoại tôi gọi ba là thằng khốn nạn, kẻ bạc tình. Nhiều người cũng nghĩ về ba tôi như vậy. Chỉ có mẹ Đẹp là chẳng bao giờ nhắc đến ba, chẳng bao giờ than thở, oán trách mà chỉ khóc trộm, khóc thầm trong bóng tối.
Gần nhà tôi có ông Mão “gù” ế vợ. Ông là cán bộ xã, gia đình cũng có của ăn của để, tính tình thuộc vào hàng tử tế, có giáo dục nhưng phải cái thân hình trông khó coi nên chẳng có cô nào muốn về làm vợ. Không ngờ ông lại đem lòng say mê mẹ tôi. Ông tốt với mẹ con tôi có khi còn hơn cả ruột thịt. Ngày nào cũng đến nhà, hôm thì nhờ may vá cái gì đó, hôm thì “thay mặt xã” đến động viên gia đình “nổ lực vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc”, hôm lại mua cho tôi hộp bánh nhân dịp lãnh lương. Kể ra ông ấy là người thật thà, tốt bụng mà mẹ tôi cũng có đẹp đẽ gì hơn, thế nên tôi sẵn sàng tác thành cho hai người.
Mới đầu, mẹ Đẹp nhất quyết không đồng ý, cứ khóc mãi, lại còn cấm cửa không thèm tiếp. Nghe chừng ông gù nản lắm, lần nào gặp cũng thấy mặt mày ủ rủ, buồn rười rượi, có hôm còn uống rượu say khướt, ngồi khóc hu hu trước cửa nhà tôi. Thương tình, tôi quyết định trở thành “ông mối” tích cực giúp đỡ cho cuộc tình duyên này.
Ngày nào tôi cũng tỉ tế với mẹ đủ thứ chuyện về ông Mão, nào là “ông Mão thật tình thương mẹ, yêu mẹ, mong muốn được che chở, bảo vệ cho mẹ”, thì rồi “ông Mão là người tử tế, đàng hoàng, luôn đối xử tốt với mọi người nên ai cũng yêu mến”, lại thêm “ông Mão bị mẹ từ chối, đau buồn sầu khổ, hôm nào cũng uống rượu đến say mềm, có khi say quá nằm còng queo dưới góc cây”… Nói tóm lại, nếu không có mẹ, cuộc đời của ông Mão sẽ từ từ chìm nghỉm như một chiếc tàu ngầm. Còn nếu không có ông Mão, dù có sống thêm vài kiếp nữa mẹ cũng chẳng bao giờ tìm được người đàn ông nào tốt và yêu thương mẹ được bằng một góc của ông ta.
“Mưa dầm thấm lâu”, cuối cùng mẹ Đẹp cũng phải xiêu lòng trước tình yêu thắm thiết của ông gù, hay nói đúng hơn là trước những lời tung hứng quá nhiệt tình của tôi. Một đám cưới giản đị nhưng đầm ấm, yên vui được tổ chức. Tuy cô dâu phải đeo mạng che mặt, còn chú rễ phải bắc ghế để đứng chụp ảnh nhưng tôi vẫn thấy hai người thật đẹp, thật hạnh phúc trong ngày cưới. Tôi mừng phát khóc khi thoáng thấy mẹ cười sau tấm voan trắng. Đã lâu lắm không thấy mẹ cười. Có lẽ bờ môi chằn chịt sẹo khiến cho nụ cười của mẹ trở nên khó khăn, vướng víu nên chưa kịp nở đã vội tàn… Nhưng từ nay trở đi, tình yêu sẽ giúp mẹ tìm lại nụ cười đã bị số phận cướp mất. Tôi tin ông gù làm được điều đó. Chỉ những con người có cùng một nỗi đau mới thực sự đồng cảm, hiểu và chia sẻ với nhau những nỗi niềm sâu kín nhất. Làng trên xóm dưới, ai cũng mừng cho mẹ Đẹp và ông gù. Dù sao mỗi người cũng là một cuộc đời và thật tuyệt vời khi những cuộc đời này luôn cần được sống cho nhau.
Đưa dâu xong, tôi trở về nhà, thấy một người đàn ông vạm vỡ, phong trần đang ngồi hút thuốc lá bên thềm, khói thuốc vờn quanh khuôn mặt rắn rỏi, ánh chiều dát vàng lên làn da rám nắng. Người đàn ông đó nhìn tôi bằng một ánh mắt trìu mến, khóe môi nở nụ cười điềm đạm. Tôi biết đó là ba, toàn thân tôi cuốn quýt lên rung rẩy. Cuối cùng tôi cũng bật ra được một tiếng gọi nghẹn ngào trong vòng tay rắn chắc của ba...
Tôi bối rối, ngập ngừng, không biết nói sau về sự vắng mặt của mẹ nhưng ba đã vỗ nhẹ lên vai tôi, gật đầu “Ba biết cả rồi. Trên đường về, ba đã nhìn thấy mẹ con…”
Tối hôm ấy, tôi và ba trải chiếu trước thềm, uống rượu tới khuya. Có bao nhiêu chuyện lớn bé trong cái cuộc đời 18 năm của tôi đều lôi ra kể hết với ba. Chuyện đi chơi bị lạc, chuyện ở lại lớp, chuyện đánh nhau, chuyện tán gái, cả chuyện bị ong đốt, bị chó cắn… tôi đều khoe với ba. Ba hỏi: “Thế bây giờ con thích gì nhất?”. Không hiểu sao, nghĩ một hồi, tôi lại cười hề hề bảo: “Bây giờ con chỉ thích được đẹp trai như ba thôi!”. Ba ngửa cổ cười sảng khoái, nhưng trong ánh đèn lờ mờ tôi lại thấy mắt ba có vẻ long lanh. Hình như ba khóc, khóc thật. Chẳng lẽ vì rượu hay vì mẹ tôi? Ba khóc mỗi lúc một to hơn. Mới đầu chỉ sụt sịt như sổ mũi, rồi thút thít, rồi ba khóc hu hu như trẻ con...
Hóa ra ngày ấy, thấy mẹ tôi lần nào soi gương xong cũng khóc nức nở, giận hờn vô cớ, bóng gió ghen tuông. Ba tôi vừa thương vừa giận nên đã lẳng lặng ra đi với quyết tâm kiếm đủ tiền về đưa mẹ tôi đi phẫu thuật thẩm mỹ, phục hồi lại khuôn mặt như xưa. 16 năm trời, ba lưu lạc trên Tây Nguyên, mới đầu thì làm thuê làm mướn, sau tích cóp được tiền mua rẫy, mua nương trồng cà phê. Một thân một mình trụ lại cái nơi đồi núi trập trùng heo hút ấy, đêm nằm nghe tiếng mưa rơi gió rít, nhớ vợ con, họhàng, quê hương, làng xóm chỉ muốn bỏ về ngay lập tức nhưng nghĩ đến quyết tâm trước lúc ra đi, ba lại thôi. Vất vả ngần ấy năm trời, bây giờ mới được một món tiền quay về thực hiện ý định năm xưa, thì đã muộn. Muốn mang lại hạnh phúc cho người mình yêu thương nhưng họ lại ra đi khi chưa kịp nhận lấy niềm yêu thương ấy. Cuộc đời thật trớ trêu!
Giờ lại đến lượt tôi khóc. Nếu tôi không lanh chanh, quyết liệt vun vào cho mẹ và ông gù thì có lẽ ngay lúc này đây, tôi và ba đã không phải ngồi uống rượu trong nước mắt như vậy, mà thay vào đó sẽ là một bữa tiệc vui trong ngày đoàn tụ của một gia đình hạnh phúc nhất. Chỉ cần lui đám cưới lại một ngày thôi, mọi việc sẽ không trở nên bi kịch như lúc này. Có thể ông gù sẽ bị tổn thương ghê gớm nhưng sao có thể đáng thương như ba tôi bây giờ?! Bao nhiêu năm lăn lộn với khó khăn, vất vả, chống chọi với nỗi cô đơn, chịu đựng bao điều tiếng của thiên hạ để rồi trở về một cách vô nghĩa. Giống như một người đi tìm kho báu, đến khi tìm được rồi lại không thể mở nó ra. Nhưng bây giờ, ngoài việc oán trách bản thân, tôi còn biết làm gì khác cho người cha thân yêu của mình khi mọi việc đã không thể nào khác được?
Ngay sáng sớm hôm sau, ba quyết định trở lại Tây Nguyên mà không gặp lại mẹ. Trước khi đi, ba dúi vào tay tôi chiếc thẻ ATM, bảo ở nhà đưa mẹ đi phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng đừng cho mẹ biết việc ba trở về. 18 tuổi, non nớt sự đời, tôi cũng chẳng biết nên nói với ba như thế nào, chỉ gạt nước mắt nghe theo từng lời ba dặn. Nhìn theo cái bóng cao lớn của ba khuất dần trong sương sớm, tôi thấy lòng trống trải vô cùng, một nỗi sầu đè nặng trong tim. Tay tôi xiết chặt cái thẻ ATM, gào lên trong nước mắt: “Bây giờ mẹ con không cần đẹp nữa đâu, ba ơi!”
hạt điều rang muối vỏ lụa vừa làm vừa nhâm nhi hạt điều rang muối bạn sẽ cảm thấy tinh thần thoải mái, đặc biệt là không sợ bị tăng cân mà còn phòng ngừa được một số bệnh tật. hạt điều sấy trắng bình phướcTuy nhiên, bạn cũng nên bổ sung hạt điều một cách điều độ, không nên lạm dụng quá. hạt điều rang muối hà nội giá rẻSự giàu có chất đồng cũng giúp cho hạt điều có thể loại bỏ được các phân tử gốc tự do mua hạt điều rang muối bình phướcChỉ sử dụng hạt điều Bùi Đăng-Bình Phước-Việt Nam, không dùng hạt điều nhập khẩu gia đình kim chi Bên cạnh đó là sự tham gia của nữ diễn viên Park Jin Hee với vẻ đẹp dịu dàng và đượm buồn. xem phim Phong Vân Thiên địa tvbNam một mình vừa nuôi nấng ba cậu con trai và một cô con gái nuôi gồm: Tào Chí Hoành, Tào Chí Viễn, Tào Chí Cao, Tào Xảo Nhi. làm web chuyên nghiệpbạn là người đam me kinh doanh.? bạn đang cần cho mình một website chất lượng.? Yên tâm hãy đến với HTSolution mọi vấn đề của bạn đều được chúng tôi giải quyết hãy yên tâm đặt niềm tiên ở chúng tôi nhé. phần mềm quản lý quán cafe tại hà nộibạn hãy yên tâm bởi HTRM làm việc với độ chính xác cao và vô cùng logic nên chẳng thể nào sai sót vấn đề gì cho được.
Trả lờiXóa